Chat hỗ trợ
Chat ngay

Tiểu đường thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cách phòng tránh hiệu quả

1. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.

1.1. Vì sao mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ

Trong giai đoạn bầu bí, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể bạn đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai. Song trên thực tế, không phải bà mẹ nào cũng được thuận lợi như vậy.
Mặt khác, trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.

1.2. Biểu hiện của bệnh đái tháo đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ diễn ra một cách thầm lặng. Thông thường thai phụ không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy khát nước, mệt mỏi và đi tiểu nhiều lần
Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra một vài biểu hiện tiểu đường thai kỳ sau đây:
· Cảm thấy thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước;
· Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác;
· Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành;
· Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.
· Dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.

1.3. Đối tượng cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cao hơn nếu thai phụ có một trong những yếu tố dưới đây:
· Mang thai khi đã ngoài tuổi 30;
· Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
· Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
· Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
· Đứa con trước nặng hơn 4,1 kg.
Nếu như mức insulin và chỉ số tiểu đường thai kỳ đều ở giới hạn an toàn thì bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.

2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường?

Kết quả bình thường glucose máu ở sản phụ:
· Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
· Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
· Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
Đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán nếu có 2 kết quả bằng hay hơn giới hạn trên
Rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ nếu có một kết quả bằng hay hơn giới hạn trên.

3. Cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ?

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên hơn, nhất là khi bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh kể trên.Với một chiếc máy đo chỉ số tiểu đường thai kỳ tại nhà, bạn có thể tự đo đường huyết bất cứ lúc nào. Tùy từng trường hợp, thời điểm đo đường huyết của mỗi người có thể sẽ khác nhau đôi chút. Thông thường, bạn nên thử đường huyết lúc đói (trước các bữa ăn), sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ, trước khi ngủ và bất cứ lúc nào cảm thấy mệt hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết.Trong trường hợp bạn nhận thấy chỉ số tiểu đường thai kỳ đã dần ổn định và đạt mục tiêu điều trị thì tần suất thử đường huyết có thể giãn, chẳng hạn như đo cách ngày hoặc cách mỗi hai ngày… Bạn nên ghi nhớ mức chỉ số đường huyết khi mang thai và cả những dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ để có thể kịp thời xử lý.

4. Chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao gây hậu quả ra sao?

Tiểu đường thai kỳ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé yêu. Nếu chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao, những trường hợp đáng tiếc sau đây có thể xảy ra:

4.1. Đối với thai nhi

· Bé được sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh về đường huyết hơn các bé bình thường;
· Bé bị tụt canxi sau khi chào đời;
· Nguy cơ dị tật thai nhi.

4.2. Đối với mẹ

· Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá to;
· Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường;
· Khả năng phải sinh non và sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to;
· Sẩy thai, thai chết lưu;
· Băng huyết sau sinh.
Những hậu quả kể trên là vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Chính vì vậy, bạn hãy học cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ ngay từ bây giờ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

5. Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

5.1. Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai

Khi quyết định có em bé, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Thừa cân không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, nhưng đây là yếu tố nguy cơ của căn bệnh này. Cụ thể, người có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) lớn hơn 30 thì có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao gấp 3 lần so với người có BMI nhỏ hơn 25.
Ngoài ra, việc giảm cân nên được thực hiện trước khi quyết định mang thai, đặc biệt là khi bạn bị thừa cân, béo phì. Giảm cân trong khi đang có thai là không được khuyến khích, bởi vì điều này không an toàn cho sức khỏe của mẹ và quá trình mang thai.

5.2. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ mà còn cải thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày bầu bí mệt mỏi. Hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.
Không có thực đơn chung cho tất cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có những nguyên tắc chung mà bạn có thể thực hiện, chẳng hạn như chia nhỏ bữa ăn, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, sử dụng chất béo tốt cho sức khỏe, đảm bảo cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Cách đơn giản nhất để có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày, đó là nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Từ đó, bạn lập ra kế hoạch ăn uống cho bản thân và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Như vậy, bạn sẽ không phải lo chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao và hạn chế nguy cơ xảy ra đái tháo đường khi mang thai.
Mọi thắc mắc về sản phẩm Gestan Diacare mời các bạn liên hệ trực tiếp với Ths-Dược sĩ Tâm Tư Vấn theo số Hotline: 0898869911 để được giải đáp cụ thể nhất về các vấn đề:
– Tư vấn miễn phí toàn bộ về sô sinh – hiếm muộn, thời điểm khám, khám gì ?
– Tư vấn lựa chọn và sử dụng sản phẩm hổ trợ sinh sản AN TOÀN – HỢP LÝ – HIỆU QUẢ
– Tư vấn lựa chọn bác sĩ tại các bệnh viện điều trị VÔ SINH – HIẾM MUỘN
– Tư vấn kết quả khám và điều trị vô sinh hiếm muộn MIỄN PHÍ – TẬN TÂM – CHUYÊN SÂU cho các cặp vợ chồng tìm kiếm con yêu.

Tác giả

  • Thạc-Dược Sĩ Lê Trọng Tâm - Tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ Chính Quy - Tốt nghiệp Thạc Sĩ Dược trường ĐH Dược Hà Nội Hệ Chính Quy năm 2018. - Hiện đang là Trưởng khoa Dược Bệnh Viện Chuyên Khoa Nam Học & Hiếm Muộn Việt Bỉ Khi mua hàng tại Nhà Thuốc Tâm Đức bạn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, được tư vấn chi tiết chuyên sâu cũng như được hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng Hotline & Zalo: 0898.86.99.11  để được tư vấn cụ thể.

    View all posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *