Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh lý nội khoa mà nguyên nhân là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa insulin dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Theo ước tính từ tổ chức y tế thế giới WHO thì đến năm 2030, thế giới sẽ có khoảng 500 triệu người mắc đái tháo đường. Số bệnh nhân này sẽ chiếm từ 80% – 85% gánh nặng y tế từ các quốc gia có thu thập thấp và trung bình.
Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây mù lòa, chạy thận nhân tạo ở bệnh nhân trên toàn thế giới, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Ngoài ra, bệnh đái tháo đường còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu bởi các biến cố liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
1. Đái Tháo Đường Là Gì?
Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa khá phổ biến. Khi mắc đái tháo đường, cơ thể bệnh nhân giảm khả năng sử dụng hoặc sản xuất hormone Insulin không thích hợp.
Bệnh nhân mắc tiểu đường thì lượng đường trong máu quá cao so với mức bình thường, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể như các bệnh về mắt, thận, tim mạch, thần kinh… và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Phân Loại Đái Tháo Đường
Đái tháo đường là bệnh lý phổ biến với 3 loại chính là: Đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng loại:
Đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 là chứng rối loạn tự miễn. Thay vì từ các yếu tố bên ngoài thì đái tháo đường type 1 do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy. Hệ quả là gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường trong máu.
Các triệu chứng của đái tháo đường type 1 thường xuất hiện khá sớm, thường là ở độ tuổi vị thành niên hoặc trẻ nhỏ
Đối với đái tháo đường type 1 thì nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Theo các chuyên gia, bác sĩ thì có thể do một số các yếu tố của môi trường kết hợp với yếu tố di truyền. Theo đó, nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 1 nếu:
- Trong gia đình có người bị tiểu đường type 1
- Tiếp xúc với virus gây bệnh
- Trong cơ thể có sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường
- Cơ thể thiếu vitamin D. Sớm sử dụng sữa có nguồn gốc từ bò trước 4 tháng tuổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1
- Trên thế giới thì một số nước tại Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan… là những quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 khá cao.
Đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2 là loại phổ biến nhất, chiếm tới hơn 90% số bệnh nhân mắc tiểu đường. Đái tháo đường type 2 được biết đến là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin và thường xảy ra đối với người trưởng thành. Ngày nay, khi mà tỉ lệ béo phì ngày càng gia tăng thì tiểu đường type 2 còn gặp ở trẻ vị thành niên. Biểu hiện của bệnh rất khó nhận ra nếu không được thăm khám do đó bạn có thể bị tiểu đường type 2 mà không biết.
Khi mắc tiểu đường type 2 thì các tế bào của cơ thể sẽ trở nên kháng insulin. Do đó, thay vì di chuyển vào tế bào để sản sinh năng lượng thì đường sẽ tích tụ lại trong máu gây tiểu đường.
Cũng như đái tháo đường type 1 thì bệnh đái tháo đường type 2 hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ cho rằng yếu tố di truyền và ảnh hưởng của môi trường xung quanh dẫn tới đái tháo đường type 2.
Một trong những yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tiểu đường type 2 là thừa cân. Tuy nhiên không phải ai bị tiểu đường type 2 cũng thừa cân.
Đái Tháo Đường Thai Kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Khác với tiểu đường type 1, type 2 thì tiểu đường thai kỳ thường sẽ tự khỏi sau khi chuyển dạ
Ngoài ra, còn một số loại tiểu đường khác ít gặp hơn mà nguyên nhân có thể do hội chứng di truyền, phẫu thuật, duy dinh dưỡng, do thuốc….
3. Nguyên Nhân Gây Bệnh Đái Tháo Đường
Để biết nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thì cần tìm hiểu quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể để hiểu rõ hơn.
Quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể
Glucose giữ vai trò là nguồn cung cấp năng lượng cho các tế bào hoạt động. Glucose có nhiều ở thực phẩm trong khẩu phần ăn hằng ngày và được dự trữ trong Gan (tạo thành glycogen)
Khi lượng glucose trong cơ thể xuống quá thấp, gan sẽ ly giải glycogen thành glucose để cân bằng ổn định lượng đường trong máu và theo đó cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể.
Tuy nhiên, tế bào không thể sử dụng nguồn năng lượng này một cách trực tiếp mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin. Với sự có mặt của insulin sẽ giúp hấp thu glucose vào tế bào, qua đó cung cấp năng lượng cho tế bào và giảm lượng đường trong máu.
Quá trình chuyển đổi chất này nếu có bất kỳ điều bất thường nào thì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu glucose vào tế bào. Dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1
Như đã nêu ở trên thì hiện nay khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường type 1. Theo các bác sĩ thì nguyên nhân có thể do các yếu tố di truyền, do hệ thống miễn dịch bị tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy. Hệ quả là lượng insulin trong cơ thể sẽ giảm xuống đáng kể hoặc không có, dẫn đến quá trình hấp thu glucose bị ảnh hưởng, lượng đường trong máu tích tụ nhiều gây bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2
Ở bệnh nhân mắc tiếu đường type 2 thì các tế bào trong cơ thể sẽ trở nên kháng hoạt động của insulin và lúc này tuyến tụy không sản sinh đủ lượng insulin để vượt qua sự kháng insulin này. Dẫn đến lượng glucose tích tụ trong máu gây bệnh tiểu đường type 2
Bên cạnh đó thì nhiều người vẫn tin rằng yếu tố di truyền, thừ cân và môi trường có liên quan tới bệnh đái tháo đường type 2.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường thai kỳ
Đối với phụ nữ ở trong giai đoạn thai kỳ, nhau thai sẽ tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ nhưng cũng làm cho tế bào kháng insulin hơn.
Thường thì tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức kháng insulin của tế bào. Tuy nhiên khi tuyến tụy không sản sinh đủ lượng insulin thì sẽ gây ra tích tụ đường trong máu, gây ra đái tháo đường thai kỳ.
4. Triệu Chứng
Bệnh tiểu đường là bệnh lý mà nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường bao gồm:
- Cảm giác khát hay còn gọi là chứng khát nhiều
- Chứng tiểu nhiều: đi tiểu nhiều và nhiều khi đi thường xuyên mỗi giờ
- Sụt giảm cân nặng mà không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi, kiệt sức
- Ngoài ra còn 1 số triệu chứng khác như: Buồn nôn, nôn mửa, mờ mắt, khô miệng, chậm lành vết thương, nhiễm trùng thường xuyên ở vùng âm đạo phụ nữ…
5. Khi Nào Nên Đi Khám Bác Sĩ
Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đái tháo đường thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Nếu xuất hiện những triệu chứng rõ rệt hơn như: cảm giác buồn nôn, yếu chân tay, đi tiểu thường xuyên kèm với đau bụng, thở gấp… thì bạn nên lập tức tới bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt.
6. Biến Chứng Của Bệnh Đái Tháo Đường
Đối với bệnh đái tháo đường thì bệnh sẽ phát triển dần dần. Nghĩa là khi mắc bệnh càng lâu thì lượng đường trong máu tích tụ càng nhiều, dẫn đến nguy cơ cao mắc các biến chứng. Những biến chứng này tùy vào mức độ và thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
6.1 Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra của bệnh đái tháo đường:
- Bệnh tim mạch: Tiểu đường là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: bệnh động mạch vành, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực…
- Tổn thương hệ thần kinh: lượng đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương các mao mạch nuôi dưỡng dây thần kinh.
- Tổn thương thận: Thận là bộ phận quan trọng chưa hàng triệu tiểu cầu để lọc và đào thải chất thải ra khỏi máu. Đái tháo đường có thể gây tổn thương các cụm mạch máu nhỏ này, có thể dẫn đến suy thận hoặc phải chạy thận, ghép thận.
- Tổn thương mắt: Tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu ở võng mạc, bệnh nặng có nguy cơ gây mù lòa cho người bệnh. Ngoài ra, các biến chứng có thể xảy ra khác như đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp…
- Tổn thương chân: Những tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc kém lưu thông máu đến bàn chân làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác nhau ở chân.
- Tổn thương da: Tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề về da như nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
- Tổn thương thính giác: nguy cơ tăng cao những vấn đề về thính giác ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
- Bệnh Alzheimer: Tiểu đường type 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
6.2 Biến chứng đái tháo đường thai kỳ
Đa số bệnh nhân mắc đái tháo đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên thì lượng đường huyết không được kiểm soát có thể gây ra 1 số vấn đề như:
- Tiền sản giật: nguyên nhân do huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân và bàn chân.
- Có thể mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai sau
- Có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, làm cho thai nhi tăng sản xuất insulin, dẫn đến phát triển hơn so với bình thường, dễ phải đẻ mổ
7. Phòng Ngừa Và Hỗ Trợ Điều Trị Đái Tháo Đường
Có nhiều phương pháp để hỗ trợ điều trị tiểu đường dưới đây bạn nên tham khảo:
- Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì cần có chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát ổn định lượng đường trong máu. Lời khuyên của bác sĩ là nên ăn nhẹ vào thời điểm cố định mỗi ngày
- Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để có phương án điều trị hiệu quả nhất
- Kết hợp các bài tập thể dục để giúp kiểm soát đường huyết
- Kiểm tra mắt và bàn chân thường xuyên
8. Bệnh Đái Tháo Đường Nên Ăn Gì
Tiểu đường có thể ăn những thực phẩm dưới đây mà không lo ảnh hưởng gì tới bệnh:
- Trái cây ít đường như: Bưởi, ổi, táo, cam, quýt…
- Thịt: thịt bò, thịt nạc….
- Cá
9. Bệnh Đái Tháo Đường Không Nên Ăn Gì
Những loại thực phẩm chứa nhiều đường và khó tiêu luôn được xem là “kè thù” của người bị tiểu đường. Do đó để tránh việc làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn thì nên tránh xa những loại thực phẩm này. Có thể kể đến một số sản phẩm như:
- Thực phẩm ngọt: như bánh, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt khác…
- Tinh bột: Cơm, bún, phở….
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo, cholesterol: như thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, bơ sữa…
- Trái cây sấy khô
- Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác
Bệnh đái tháo đường khá phổ biến và không khó để chẩn đoán, tuy nhiên việc điều trị bệnh là rất nhiều khó khăn. Theo ước tính thì có khoảng hơn 30% bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị và kiểm soát ổn định đường huyết tốt.
Tỉ lệ là khá thấp bởi hơn 50% khả năng thành công phụ thuộc vào chế độ ăn uống, kiêng kị của người bệnh. Bạn nên tham khảo bác sĩ về chế độ ăn uống để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Tỉ lệ thành công sẽ khác nhau, phụ thuộc vào sự hiểu biết và tuân thủ quá trình điều trị của từng người.
Xem thêm: Thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường Maxi Blood Sugar Balance